tại fb88 thể thao - Gia Nhập vn86 Thưởng Đăng Ký 16Tr

tại fb88 thể thao

//jsolans.com


Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em đang ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Trẻ gặp khó khăn trong việc nghe hiểu, giao tiếp, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc của bản thân. Nhiều ba mẹ nghĩ, trẻ bị rối loạn ngôn ngữ là do tiếp xúc sớm với công nghệ hoặc biết nhiều ngôn ngữ khác nhau. Liệu rằng suy nghĩ đó có đúng không, và rối loạn ngôn ngữ thật sự là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1. Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ là gì?
Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ (language disorder) là một loại rối loạn về giao tiếp. Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ cảm thấy khó để hiểu và giao tiếp bằng ngôn ngữ. Các em cũng gặp khó khăn với việc viết hoặc nói ngôn ngữ hoặc cả hai.
Trẻ mắc phải rối loạn này thường sử dụng những câu ngắn hoặc đơn giản; trẻ cũng có thể xáo trộn thứ tự của các từ hoặc nói “um” rất nhiều. Tác động của rối loạn ngôn ngữ ở trẻ có thể gây ra các vấn đề khi các em ở nhà. Hay học trên trường và chơi với bạn bè đồng trang lứa.
Rối loạn ngôn ngữ khác với rối loạn âm thanh (sound disorder). Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ có thể phát ra nhiều thanh âm nhưng khó để sử dụng khả năng đó để giao tiếp thường ngày; còn trẻ mắc rối loạn âm thanh sẽ gặp khó khăn trong việc tạo ra âm thanh.
RLNN
Ảnh minh họa
Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ thường được chia thành 2 dạng: 
  • Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận (receptive language disorder): Khi đứa trẻ gặp khó để hiểu những từ mà trẻ nghe và đọc.
  • Rối loạn ngôn ngữ biểu đạt (expressive language disorder): Khi đứa trẻ khó nói chuyện với người khác và bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc.
2. Biểu hiện bệnh rối loạn ngôn ngữ ở trẻ
  • Thường xuyên không nhớ tên gọi của những vật dụng xung quanh và dùng những từ thay thế như “cái đó” hay “cái ấy” để thay thế.
  • Lẫn lộn những từ có liên quan với nhau; ví dụ như gọi “cái bàn” là “ghế”, gọi “thịt bò” là “thịt gà”…
  • Vô thức đảo các âm trong một từ, ví dụ “mèo con” thì đọc thành “mòn ceo”…
  • Thường xuyên quên từ và phải tự chế một từ khác để thay thế.
  • Nói những câu tối nghĩa hay sắp xếp từ ngữ trong câu sai thứ tự.
  • Gặp khó khăn khi học và sử dụng ngôn ngữ nói và viết.
  • Khó học và sử dụng các cử chỉ.
  • Khó học từ vựng, cấu trúc câu hoặc trò chuyện.
  • Gặp khó khăn khi làm theo chỉ dẫn hoặc sắp xếp suy nghĩ.
  • Sử dụng các câu ngắn, đơn giản.
  • Nói nhiều những từ như “ưm” trong khi cố gắng nhớ từ phù hợp.
  • Lặp lại một phần hoặc toàn bộ câu hỏi trước khi trả lời chúng.
  • Tránh nói chuyện với những người mà trẻ không biết rõ.
  • Không biết nhiều từ.
3. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn ngôn ngữ ở trẻ
Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ thường là hậu quả của một tình trạng bệnh lý khác gây ra.
Các nguyên nhân phổ biến gây ra rối loạn ngôn ngữ ở trẻ mầm non và trẻ tiểu học đó là:
  • Bệnh hoặc khuyết tật nào đó. Ví dụ như trẻ bị tự kỷ, chấn thương não, đột quỵ hoặc có khối u.
  • Dị tật bẩm sinh như hội chứng Down (thể tam nhiễm 21); hội chứng Fragile X; hoặc bại não.
  • Có vấn đề trong giai đoạn thai kỳ hoặc lúc sinh. Ví dụ như thiếu dinh dưỡng, hội chứng rượu bào thai (mẹ uống rượu trong thai kỳ); sinh non hoặc trẻ nhẹ cân.
  • Tiền sử gia đình có người mắc rối loạn ngôn ngữ.
  • Một số trường hợp rối loạn ngôn ngữ ở trẻ không xác định được nguyên nhân cụ thể.
Cần lưu ý rằng, trẻ bị rối loạn ngôn ngữ không phải do học nhiều hơn một thứ tiếng. Các em mắc rối loạn này sẽ gặp những vấn đề tương tự nhau đối với tất cả các ngôn ngữ. Cho dù đó là tiếng mẹ đẻ hay tiếng nước ngoài.
4. Cách khắc phục rối loạn ngôn ngữ ở trẻ
Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em là vấn đề cần được quan tâm và phải có sự kết hợp điều trị của cả người nhà, thầy cô cùng với các bác sĩ, chuyên gia ngôn ngữ. Khi nhận thấy các dấu hiệu nhận biết nêu trên thì gia đình cần chủ động đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở, bệnh viện chuyên khoa uy tín để được chẩn đoán, điều trị đúng cách.
4.1. Kiểm tra sức khỏe
Việc đầu tiên cần làm khi phát hiện triệu chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra thể chất. Điều này sẽ giúp loại trừ các bệnh có liên quan như vấn đề về não bộ hoặc khuyết tật.
4.2. Âm ngữ trị liệu
Phương pháp điều trị phổ biến cho chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là âm ngữ trị liệu. Cách điều trị sẽ phụ thuộc vào độ tuổi; nguyên nhân và mức độ rối loạn của trẻ. Quá trình trị liệu sớm thường sẽ mang lại những kết quả khả quan hơn.
Các chuyên gia về âm ngữ trị liệu (speech-language pathologist – SLP) sẽ sử dụng các phương pháp khác nhau phù hợp với lứa tuổi để giúp trẻ về ngôn ngữ và giao tiếp. Các chuyên gia về âm ngữ trị liệu sẽ nói chuyện với con và có thể:
  • Sử dụng đồ chơi, sách, đồ vật hoặc tranh ảnh để giúp phát triển ngôn ngữ.
  • Cho con bạn thực hiện các hoạt động, chẳng hạn như các dự án thủ công.
  • Cho trẻ thực hành hỏi và trả lời câu hỏi.
RLNN1
Ảnh minh họa
4.3. Chăm sóc tại nhà
Cha mẹ có thể giúp trẻ tại nhà bằng các cách như:
  • Kiên nhẫn chờ đợi trẻ tìm câu trả lời.
  • Đọc và nói chuyện với con để giúp chúng học từ vựng.
  • Duy trì tinh thần thoải mái để giảm bớt lo lắng cho con.
  • Nói rõ ràng, chậm rãi và chính xác khi đặt câu hỏi cho trẻ.
  • Yếu cầu con nhắc lại hướng dẫn cha mẹ vừa nói bằng từ ngữ của riêng trẻ.
  • Liên hệ với giáo viên của trẻ để thảo luận về các hoạt động trong lớp.
  • Lắng nghe và phản hồi khi con nói
  • Khuyến khích con hỏi và trả lời câu hỏi
  • Chỉ ra các từ trên biển báo.

5. Phòng tránh rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

  • Trẻ sẽ học nói bằng cách nghe. Do đó, cha mẹ có thể ngăn ngừa các rối loạn ngôn ngữ ở trẻ bằng cách sử dụng đúng từ và phát âm chính xác để giúp bé nghe và học.
  • Việc thường xuyên đọc sách cho bé nghe cũng giúp ích rất nhiều. Những câu chuyện có thể thu hút sự chú ý của trẻ và giúp trẻ học ngôn ngữ nhanh hơn. Khi đọc, hãy chỉ vào các vật mà cha mẹ nói, ví dụ như cây, chó, xe hơi… và nói to, rõ ràng những từ đó.
  • Cha mẹ cũng có thể thường xuyên hát cho trẻ nghe hoặc cho trẻ nghe các bài hát thiếu nhi vui nhộn. Điều này cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho việc ngăn ngừa rối loạn ngôn ngữ ở trẻ.
  • Cha mẹ cần phải cảnh giác với các vấn đề liên quan đến giọng nói ở trẻ nhỏ. Đôi khi, giọng nói của trẻ bị khàn hoặc bị nghẹt có thể là do các vấn đề về hô hấp hoặc đơn giản là do trẻ bị nghẹt mũi.
  • Nếu trẻ nói lắp, khi nói chuyện với trẻ, hãy để mắt của cha mẹ tiếp xúc với mắt trẻ và nói từ từ. Điều này sẽ giúp trẻ bắt chước theo những hành động của cha mẹ.
Luôn nở một nụ cười và kiên nhẫn để trẻ bớt căng thẳng. Trẻ nhỏ thường nói lắp do căng thẳng. Vì vậy, cha mẹ hãy cố gắng cho trẻ một không gian thoải mái và yên bình khi ở nhà. Điều này sẽ giúp trẻ giảm bớt sự lo lắng.
 
 

 

Tác giả bài viết: Mỹ Ý

Nguồn tin: tapchitamlyhoc.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây